1. Vitamin C là gì?
Theo khoa học, vitamin C là tên gọi của một hợp chất hóa học – Acid ascorbic, là một chất dễ tan trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ và rượu. Đối với nhiệt độ, vitamin C tương đối bền nhưng lại rất dễ bị oxy hóa trong không khí.
Bên cạnh đó, vitamin C đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt đối với chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể:
- Chống lại các gốc oxy hóa: Vitamin C có nhiều tác động tích cực đến hệ miễn dịch, như là kích thích hoạt động chống oxy hóa của cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công từ các gốc tự do. Bên cạnh đó, nó còn giúp tạo hàng rào biểu mô, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ môi trường và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên cơ thể.
- Tăng cường thị lực: Vì loại dưỡng chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp góp phần chống lại sự lão hóa mắt, thúc đẩy máu tuần hoàn đến mắt. Từ đó cải thiện chức năng, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…
- Tốt cho tóc và làn da: Vitamin C là một chất quan trọng trong quá trình sản xuất collagen – góp phần lớn vào sự phát triển các mô như sụn khớp, da, cơ, dây chằng,… Vì thế, có đủ vitamin C trong cơ thể sẽ giúp mái tóc mượt mà, giữ cho làn da săn chắc, khỏe mạnh.
- Bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé: Trong trường hợp thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc, việc này gây ảnh hưởng đến giai đoạn sinh đẻ và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung đủ vitamin C cho thai phụ sẽ giúp kiểm soát tác hại của nicotin có trong khói thuốc, giảm thiểu các tác hại từ thuốc lá.
Vitamin C rất tốt cho cơ thể
Những dấu hiệu thiếu vitamin C của cơ thể
Người đang trong tình trạng thiếu hụt vitamin C thường gặp phải các biểu hiện cụ thể, dễ nhận biết. Theo đó, có một vài dấu hiệu thiếu vitamin C phổ biến của cơ thể, có thể kể đến như:
- Chảy máu chân răng, viêm lợi hay viêm chân răng.
- Xuất huyết dưới da, tổn thương collagen gây xuất huyết xương khớp và dẫn đến suy yếu các mao mạch. Bên cạnh đó, cơ thể dễ bầm tím và chảy máu kết mạc mắt.
- Da dễ bị khô, cháy nắng, hình thành nếp nhăn và xỉn màu.
- Tăng cân không rõ lý do.
- Ở phụ nữ, dễ gặp tình trạng hành kinh ra nhiều huyết kinh hơn bình thường.
- Thường xuyên bị viêm họng, sốt, cảm lạnh,…
Thiếu vitamin C khiến cho da dễ bị khô, bong tróc
Thiếu vitamin C gây ra bệnh gì?
Bên cạnh các dấu hiệu thiếu vitamin C thì việc không có đủ loại chất này trong cơ thể một thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như:
- Thoái hóa khớp: Thiếu đi vitamin C sẽ làm cho khả năng chống oxy hóa của cơ thể giảm đi đáng kể, từ đó dẫn tới sự thoái hóa của các sụn khớp.
- Bệnh thiếu máu: Vì vitamin C có chức năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt trong thực phẩm và sản sinh ra hemoglobin, hồng cầu. Do đó, khi thiếu đi loại chất này sẽ làm chậm quá trình tạo máu của cơ thể, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Các bệnh lý về tim: Thiếu vitamin C trầm trọng có thể khiến cơ thể gặp phải các bệnh như giảm chức năng tim, suy yếu mạch máu,…
- Ung thư: Khi không có đủ vitamin C trong cơ thể, các mô và tế bào sẽ dễ bị tấn công bởi các tế bào tự do, các gốc oxy hóa. Từ đó, dễ dẫn đến các bệnh ung thư gây hại cho sức khỏe.
- Bệnh Scorbut: Đây là căn bệnh phổ biến ở người thiếu vitamin C lâu ngày, với các dấu hiệu phổ biến như tụ máu dưới da, chảy máu chân răng, viêm lợi,…
- Bệnh còi xương: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C thời gian dài, khiến cho quá trình sản xuất collagen giảm đi nhanh chóng, làm xương trở nên mỏng manh và dễ gãy.
Người thiếu vitamin C dễ mắc bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C
Tình trạng thiếu vitamin C có thể đến từ một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người hay gặp phải. Chẳng hạn như:
- Dùng bia, rượu và thuốc lá quá nhiều.
- Đang sốt bị cao hoặc viêm.
- Mắc bệnh cường giáp.
- Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu dưỡng chất, đặc biệt là thiếu thực phẩm giàu vitamin C.
- Bị tiêu chảy trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến thiếu vitamin C
Các cách bổ sung vitamin C hiệu quả
Có rất nhiều loại thực phẩm, thức uống và cả thực phẩm chức năng giúp bổ sung loại chất này một cách hiệu quả mà không tốn kém. Sau đây là một số cách phổ biến giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể:
- Bổ sung từ thực phẩm: Ớt chuông, ớt cay các loại, dâu tây, rau củ họ cải,…
- Bổ sung từ thức uống: Nước cam, nước chanh, nước ép dứa, nước ép dưa hấu, nước vải, nước ép dâu tây,…
- Bổ sung từ thực phẩm chức năng
Uống nước cam giúp bổ sung vitamin C
Hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức nhu cầu vitamin E không giống nhau. Cụ thể như:
Độ tuổi | Lượng Vitamin C cần thiết |
1 – 3 tuổi | 15mg/ngày |
4 – 8 tuổi | 25mg/ngày |
9 – 13 tuổi | 45mg/ngày |
14 – 18 tuổi | 75mg/ngày |
Từ 19 tuổi trở lên | 90mg/ngày |
Bên cạnh đó, ngoài sự khác biệt về độ tuổi thì có một số trường hợp đặc biệt, cần lưu ý như sau:
Độ tuổi | Lượng Vitamin C cần thiết |
Người hút thuốc lá | Tăng thêm 35mg so với liều khuyên dùng |
Phụ nữ đang mang thai | 85 mg/ngày |
Phụ nữ đang cho con bú | 120mg/ngày |
Trẻ dưới 6 tháng | 40mg/ngày |
Trẻ từ 7 – 12 tháng | 50mg/ngày |
Cần bổ sung vitamin C đúng liều lượng cần thiết
Mong rằng sau khi xem xong bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn về các nguyên nhân, hệ quả, dấu hiệu thiếu vitamin C và cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu bạn đọc cảm thấy bài viết trên hữu ích thì đừng quên chia sẻ kiến thức này đến người thân và bạn bè nhé!
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm qua kênh Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.
Xem thêm tại
- Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ hiện đại: Phương pháp nào phù hợp?
- Có nên bôi nghệ tươi vào mụn không ?
- 6 Bước Chăm Sóc Da Mụn Sau Sinh Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Da Liễu
- 12 Cách Tự Nhiên Để Cân Bằng Nội Tiết Tố Bạn Không Nên Bỏ Qua !
- 7 Mẹo Chăm Sóc Da Mụn Ẩn, Mụn Li Ti Đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà